Quy trình bảo dưỡng định kỳ máy giặt, máy sấy và máy ủi phẳng

04.10.2021
Bảo trì máy móc thiết bị là một trong những giải pháp tối ưu nhất để giúp tiết kiệm ngân sách. Và máy giặt , máy sấy và máy ủi công nghiệp cũng không ngoại lệ. Việc bảo trì bảo dưỡng máy giặt, sấy và ủi  là một việc làm cần thiết để đảm bảo máy có độ bền cao, hoạt động tốt. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên còn giúp bạn hạn chế được những chi phí phát sinh.

Vậy bảo trì bảo dưỡng máy giặt sấy và ủi công nghiệp  như thế nào? Và bạn có đang bảo dưỡng thiết bị giặt sấy công nghiệp đúng cách không?

Tại sao cần bảo trì, bảo dưỡng máy giặt, máy sấy và ủi công nghiệp thì bản thân chúng ta ai ai cũng đã biết, máy móc hoạt động lâu ngày cần phải bảo dưỡng, kiểm tra, làm vệ sinh và nếu việc bảo dưỡng được diễn ra định kỳ sẽ có nhưng lợi ích sau:

  • Nâng cao độ bền của máy: Việc kiểm tra, lau chùi thường xuyên sẽ giúp cho máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
  • Tiết kiệm điện năng: Đảm bảo cho máy hoạt động bình thường ở điều kiện tốt nhất, máy sẽ không bị hoạt động quá tải và đều đặn hơn điều này giúp máy giặt , sấy và ủi công nghiệp tiết kiệm điện hơn.
  • Tiết kiệm chi phí sửa thiêt bị: Không bảo dưỡng máy giặt, sấy và ủi  sẽ làm cho máy quá tải, bụi bẩn làm ảnh hưởng tới tất cả những bộ phận khác của máy, lâu ngày các thiêt bị sẽ hư hỏng và bạn phải tốn một khoản phí để thay thế linh kiện hoặc sửa chữa.
  • Hạn chế những rủi ro: Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro như chập điện, cháy nổ...

Pan Trading chia sẻ công việc bảo trì của 3 dòng máy: Máy giặt công nghiệp, máy sấy đồ vải công nghiệp, máy ủi phẵng

  1. Máy giặt công nghiệp


a. KIỂM TRA TỔNG QUÁT MÁY

  • Nguồn điện, nguồn nước.
  • Sử dụng nguồn điện đúng với yêu cầu của Nhà sản xuất, không tự ý thay đổi nguồn điện 
  • Kiểm tra van nước mở, không rò rỉ từ các vị trí nối ren.
  • Trong lồng giặt.
  • Kiểm tra các vết bẩn trong lòng giặt, đảm bảo không có các dị vật bên trong lồng giặt.
  • Các vị trí ron cửa.
  • Kiểm tra ron cửa không có vết dơ bẩn, ron của không bị dập, bong ra.

b. KIỂM TRA VỊ TRÍ ĐỔ HÓA CHẤT BẰNG TAY, TỰ ĐỘNG

  • Khu vực khay hóa chất: đổ đúng vị trí từng loại hóa chất, sử dụng dung liều lượng, thừa  hóa chất sẽ tràn ra gây hư hỏng cho máy.
  • Khu vực bơm hóa chất tự động: không rò rỉ các ống nối vào bộ chia hóa chất.

c. KIỂM TRA CÁC PHUỘC GIẢM SỐC.

  • Kiểm tra các bụ vải, dị vật bám dính lên phuộc nhúm.

d. VẬN HÀNH

  • Phân loại đồ vải, cho đồ vải vào lồng giặt.
  • Phân loại đồ vải phù hợp với từng chương trình giặt,
  • Không sử chung các loại đồ vải mà giặt cho 1 mẻ giặt
  • Sử dụng cân để đảm bảo máy không quá tải.
  • Đảm bảo đúng khối lượng đồ vải cho vào lồng giặt. Khi quá tải có thể rung lắc hư hỏng chân đế máy, gẫy bu long neo chân máy.
  • Chọn chương trình phù hợp với từng loại đồ vải.
  • Tùy từng loại đồ vải mà lựa chọn chương trình phù hợp. 
  • Sử dụng màn hình cảm ứng để nhấn nút Start/ Stop
  • Sau khi kết thúc chương trình mở cửa 
  • Mở cửa lấy đồ vải ra.
  • Không bám đu lên cánh cửa, sẽ gây xệ cánh, nứt cánh cửa.

e. VỆ SINH MÁY SAU KHI VẬN HÀNH.

  • Vệ sinh trong lòng giặt, ron cửa. Dùng giẻ lau sạch xung quanh khay chứa xà bông và máy.
  • Check list của máy giặt
  • Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ máy
  • Kiểm tra, vệ sinh hệ thống cửa
  • Kiểm tra, vệ sinh hệ lồng sấy
  • Kiểm tra, bảo dưởng hệ thống gia nhiệt
  • Kiểm tra bảo dưỡng các cảm biến nhiệt.
  • Kiểm tra bảo dưởng động cơ
  • Kiểm tra dây curoa
  • Kiểm tra Biến tần (Inverter)
  • Tra dầu, bơm mỡ ổ trục, kiểm tra các vòng bi
  • Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, điều khiển
  • Vệ sinh hệ thống lọc bụi đảm bảo hiệu suất máy và an toàn PCCC
  • Kiểu tra và khuyến cáo các phụ kiện cần thay thế

  2. Máy sấy đồ vải công nghiệp


a. KIỂM TRA TỔNG QUÁT MÁY

  • Nguồn điện
  • Sử dụng nguồn điện đúng với yêu cầu của Nhà sản xuất, không tự ý thay đổi nguồn điện 
  • Kiểm tra van nước mở, không rò rỉ từ các vị trí nối ren.
  • Bên trong lồng sấy.
  • Kiểm tra các vết bẩn trong lòng giặt, đảm bảo không có các dị vật bên trong lồng giặt.
  • Các con lăn đỡ lồng không có tiếng kêu bất thường.
  • Các vị trí ron cửa
  • Không có di vật bám dính trên ron cửa, không bị bong tróc.
  • Đảm bảo các cảm biến từ làm việc tốt

b. KIỂM TRA QUẠT HÚT, ỐNG THOÁT HƠI NÓNG.

  • Đảm bảo quạt hút không có bụi vải bám lên cánh quạt.
  • Ống thoát hơi nóng thông thoáng không bị nghẹt bởi bụi vải.

c. KIỂM TRA HỘP ĐIỆN TRỞ SẤY, COIL STEAM

  • Buồng diện trở đốt nóng, coil steam không có bụi vải bám dính vào sẽ dễ gây cháy nỗ.
  • Luôn giữ buồng nhiệt sạch sẽ.

d. VẬN HÀNH

  • Phân loại đồ vải, cho đồ vải vào lồng sấy.
  • Phân loại đồ vải phù hợp với từng chương trình nhiệt độ sấy,
  • Không cho các vật nhưa, hóa chất dễ nổ
  • Sử dụng cân để đảm bảo máy không quá tải.
  • Đảm bảo đúng khối lượng đồ vải cho vào lồng sấy. Khi quá tải có thể rung lắc hư hỏng con lăn nâng lồng sấy, lâu khô đồ
  • Chọn chương trình nhiệt độ phù hợp với từng loại đồ vải.
  • Tùy từng loại đồ vải mà lựa chọn chương trình phù hợp. 
  • Sử dụng phím cảm ứng để nhấn nút Start/ Stop
  • Sau khi kết thúc chương trình mở cửa 
  • Mở cửa lấy đồ vải ra.
  • Không bám đu lên cánh cửa, sẽ gây xệ cánh, nứt cánh cửa.

e. VỆ SINH MÁY SAU KHI VẬN HÀNH

  • Vệ sinh khay thu bụi vải thèo từng mẻ đồ.
  • Vệ sinh bụi vải lên cánh quạt hút
  • Vệ sinh lồng sấy, đảm bảo không có dị vật trong lồng
  • Check list các hạng mục của máy sấy
  • Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ máy
  • Kiểm tra, vệ sinh hệ thống cửa, gioăng cửa
  • Kiểm tra, vệ sinh hệ lồng giặt
  • Kiểm tra, bảo dưởng hệ thống gia nhiệt
  • Kiểm tra, vệ sinh hệ lồng chứa
  • Kiểm tra bảo dưỡng các cảm biến nhiệt.
  • Kiểm tra bảo dưởng động cơ
  • Kiểm tra dây curoa
  • Kiểm tra vang khí nén (nếu có)
  • Kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng các van điện từ.
  • Kiểm tra Biến tần (Inverter)
  • Tra dầu, bơm mỡ ổ trục, kiểm tra các vòng bi
  • Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, điều khiển
  • Vệ sinh ngăn chứa hóa chất giặt
  • Sơn lại khung máy khi có hiện tượng hoen rỉ
  • Xiết chặt các bu lông chân đế máy
  • Kiểu tra và khuyến cáo các phụ kiện cần thay thế

  3, Máy ủi phẵng

 

a. KIỂM TRA TỔNG QUÁT MÁY

  • Sử dụng nguồn điện đúng với yêu cầu của Nhà sản xuất, không tự ý thay đổi nguồn điện
  • Đảm bảo dây belt chịu nhiệt, belt dẫn hướng không có dị vật bám vào an toàn khi máy vận hành.
  • Trục ủi đảm bảo không bị gỉ sét.

b. KIỂM TRA QUẠT HÚT, ỐNG THOÁT HƠI NÓNG 

  • Đảm bảo quạt hút ống thoát hơi nóng ẩm thông thoáng

c. VẬN HÀNH

  • Bật công tắc nguồn, chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu
  • Chọn tốc độ phù hợp với từng đồ vải.

d. VỆ SINH MÁY SAU KHI VẬN HÀNH

  • Chờ cho máy giảm nhiệt độ khoảng 80 độ C, và dừng máy.
  • Sử dụng Parafin để vệ sinh trục ủi
  • Check list các hạng mục cần kiểm tra máy ủi phẵng
  • Kiểm tra, vệ sinh toàn bộ máy
  • Kiểm tra, vệ sinh trục ủi và dây belt
  • Kiểm tra, bảo dưởng hệ thống gia nhiệt
  • Kiểm tra bảo dưỡng các cảm biến nhiệt.
  • Kiểm tra bảo dưởng động cơ
  • Kiểm tra vệ sinh, tra dầu hệ thống truyền lực
  • Kiểm tra Biến tần (Inverter)
  • Tra dầu, bơm mỡ ổ trục, kiểm tra các vòng bi
  • Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, điều khiển
  • Vệ sinh đầu ống thoát hơiđảm bảo hiệu suất máy và an toàn PCCC
  • Kiểu tra và khuyến cáo các phụ kiện cần thay thế