Phân vùng bụi cháy nổ trong nhà máy sản xuất

11.02.2022
Hiện nay ,công tác phòng chống cháy nổ rất được chú trọng trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, bên cạnh việc Nhà máy đáp ứng tốt các yêu cầu về phòng chống cháy nổ thì công tác thu gom – xử lý bụi cũng là 1 việc quan trọng cấp thiết cần xử lý. 

1. Các nhóm ngành có nguy cơ xảy ra cháy nổ (Nhóm 2)

 

 Sản xuất thực phẩm , gồm:

  • Sản xuất bột mì
  • Sản xuất các sản phẩm từ bột mì: mì gói , sợi các loại, bánh kẹo, socola, bột ngũ cốc
  • Sản xuất cafe (cafe hạt, cafe bột hòa tan)
  • Sản xuất sữa (sữa bột, sữa nước)
  • Sản xuất dầu ăn 
 
- Sản xuất thuốc thú y
- Sản xuất gỗ - nội thất
- Sản xuất xi măng 
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi – gia súc (cám)
- Hóa chất – dung môi
- Sản xuất gốm – sứ
- Sản xuất sơn
- Sản xuất ống nhựa (PVC, uPVC, HDPE)
 

Các nhóm ngành nêu trên đều có đặc điểm chung về loại bụi : Bụi nhẹ, mịn, dạng bột, bay lơ lửng và khó kiểm soát
Hầu hết các mảng sán xuất nói trên đều trang bị hệ thống máy hút bụi trung tâm để xử lý bụi tổng thể , tuy nhiên việc kiểm soát bụi vẫn gặp nhiều khó khăn ở các khu vực cục bộ trong từng khu vực sản xuất như : Khu vực trộn

  • Khu vực chiết rót
  • Khu vực đóng gói
  • Khu vực nghiền bột
Đây là các nguồn phát tán bụi trong nhà xưởng , do đó nếu việc xử lý và kiểm soát bụi phát tán ở các khu vực này sẽ giảm thiểu nhiều lượng bụi phát tán vào bên trong môi trường sản xuất trong nhà máy
2. Xác định môi trường (Vùng cháy nổ) trong từng khu vực trong Nhà máy
Phân loại 3 vùng cháy nổ trong Nhà máy 
(bài viết này sẽ đi sâu nói về vùng bụi (dust), không đề cập đến vùng Gas)

a. Zone 22

  • Là vùng mà mây bụi dễ bắt lửa hiện diện không thường xuyên hoặc trong thời gian ngắn. Việc tạo bụi dễ bắt lửa được hình thành dưới các điều kiện bất thường và nguy cơ gây cháy nổ cao khi trộn lẫn với không khí. 
  • Vùng này bao gồm các khu vực phụ cận các máy móc thiết bị có bụi bị rò rỉ ví dụ như phòng xay, phòng trộn hoặc nghiền bột.
  • Xảy ra ít hoặc trong giai đoạn ngắn (<10h/year)

b. Zone 21

  • Là vùng mà mây bụi dễ bắt lửa hiện diện khá thường xuyên trong quá trình làm việc. Số lượng bụi dễ bắt lửa trộn với không khí đủ để gây cháy nổ.
  • Vùng này bao gồm khu vực phụ cận của bộ nạp bột hoặc những chỗ trống mà các lớp bụi trộn với không khí có khả năng gây nên cháy nổ cao.
  • Môi trường có thể cháy nổ theo định kỳ hoặc ngẫu nhiên (>10h/year)

c. Zone 20

  • Là vùng mà mây bụi dễ bắt lửa hiện diện liên tục hoặc thường xuyên trong quá trình làm việc. Số lượng bụi dễ bắt lửa trộn với không khí đủ để gây cháy nổ. Đây là trường hợp vùng chứa bụi có thể hình thành các hỗn hợp gây cháy nổ thường xuyên hoặc trong khoảng thời gian dài.
  • Điều này xảy ra khá phổ biến bên trong máy móc thiết bị.
  • Môi trường có thể cháy nổ liên tục hoặc trong khoảng thời gian dài (>1000h/year)